Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Tuổi trẻ hải ngoại trước trào lưu và thời đại.
-------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Như thế đã tròn 37 năm người Việt định cư trên xứ người. Ấy là thực tế, không là ảo tưởng cũng chẳng và sẽ không di dịch hoặc đổi thay ở những hậu duệ sau nầy. Thế hệ thứ nhất, trong cơn khủng hoảng chính trị của cuộc đổi đời 75, phần đông khi bỏ nước ra đi chúng ta chỉ vỏn vẹn 2 bàn tay trắng và trí tuệ vô cùng Việt Nam. Dần dà, những ngỡ ngàng và xa lạ, kẻ ly hương đã vật lộn với ngôn ngữ, cuộc sống để hòa mình vào dòng chảy của xã hội nơi mình định cư.



Riêng tại Hoa Kỳ, đây chính là nơi quy tụ đa chủng tộc, đa văn hóa. Thế nhưng, cho dù bạn đến từ đâu? Đông, tây, nam, bắc hay cưu mang trong người một sắc thái nào đi nữa, rồi thời gian cũng hội nhập vào nền văn hóa bản xứ. Quả thật nước Mỹ là nơi cho ta mật và sữa cùng gối đầu với những ước mơ, hy vọng. Bên cạnh đó còn là một quốc gia có nguồn sinh động rộn ràng của một melting spot không thể khước từ hay trốn chạy.



Rồi 37 năm sau, cuộc hành trình dài để người Việt bước sang một ngã rẽ mới. Ngã rẽ ấy, nói một cách khiêm nhường, những người Việt năm xưa đã bắt đầu từ con số 0 to tướng, và nay, cũng những con người ấy đã dùng trí lực và thể lực từ tay trắng làm nên, đã chung vai góp sức đóng góp cho quê hương thứ 2 một cách tích cực, trên góc nhìn tổng thể. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn được đặt ra: Liệu rằng sự thành công từ lãnh vực thương mại cũng như học vấn ở con em chúng ta đã đáp ứng nhu cầu cộng đồng hay chưa?



Trước khi đi xa hơn ở câu hỏi nầy, chúng ta hãy cùng nhau nhìn vào những sắc dân khác, như: Do Thái, Ấn Độ, Tàu và Mễ v.v.. Nếu nhìn thành qủa đỗ đạt ở những chương trình đại học và hậu đại học, có lẽ tỷ lệ thành công của người Việt Nam chúng ta không nhỏ, nếu không muốn nói rằng chỉ số vượt xa các cộng đồng khác. Nhưng sự đỗ đạt và thành qủa trên nằm trong sĩ số con em của những người thuộc thế hệ 1975 nhiều nhất. Còn lại, mức độ thành công sau nầy (thế hệ thứ 2) đã giảm thiểu 27% so với thế hệ 75 (theo nguồn từ Bộ giáo dục Hoa Kỳ). Đây là điều đáng buồn, nguyên nhân của sự tụt dốc nầy một phần vì đời sống kinh tế đầy đủ của cha mẹ nên con cái ỷ lại không chịu cố gắng học hành. Điểm 2, sự chăm sóc con em lơ là vì phụ huynh quá bận rộn với công việc hằng ngày.


Tuy nhiên, sau khi đỗ đạt thành công, có công ăn việc làm vững chắc con em chúng ta vẫn chưa bước vào dòng sinh hoạt chính trị của người bản xứ, như những sắc dân khác. Đây chính là một khuyết điểm lớn đối với cộng đồng chúng ta. Do bởi nguyên nhân cộng đồng thiếu đoàn kết, mục tiêu sinh hoạt đưa ra toàn ảo và mộng như chuyện phục quốc, mang quân về Thái Lan, lật đổ chính quyền cộng sản v.v.. Chưa kể, có nhiều tổ chức lợi dụng danh nghĩa cộng đồng lường gạt, thu tiền bất hợp pháp như tổ chức kháng chiến của Hoàng Cơ Minh trước đây, tiền thân của đảng Việt Tân. 


Với những khẩu hiệu dao to búa lớn nầy gây nên tệ trạng chia rẽ trong cộng đồng và đã tiêm nhiễm vào con cháu chúng ta những điều không tưởng, xấu xa. Ngược lại, có những công việc thiết thực nhất, như khuyến khích và hỗ trợ các em tham gia trực tiếp vào dòng sinh hoạt chính trị của người bản xứ, làm thiện nguyện, giúp đỡ hoăc thăm viếng những người cao niên trong viện dưỡng lão thì bỏ quên, chẳng có hội đoàn hay tổ chức nào quan tâm ủng hộ.


Đôi khi đố kỵ hoặc bất đồng vì lý do nào đó, cộng đồng “ta” lại không ủng hộ “gà nhà” nhưng lại ủng hộ ứng viên từ cộng đồng khác. Tệ hơn nữa, cộng đồng cũng không tổ chức những buổi hội thảo khuyến khích con em tham gia vào dòng sinh hoạt chính trị bản xứ, hoặc tìm hiểu nguyên nhân của sự tụt dốc trong vấn đề học vấn, hầu có giải pháp thích ứng giúp đỡ con em chúng ta thăng tiến hơn. Đây là những điều thiết thực nhưng sinh hoạt cộng đồng không đặt lên hàng chính yếu hoặc bỏ quên, chạy theo hư danh và ảo tưởng. Dĩ nhiên, hằng năm tổ chức Tết, giỗ tổ Hùng Vương là điều quan trọng và cần thiết để duy trì nền văn hóa Việt Nam trên xứ người. Nhưng 2 ngày lễ đó không chỉ là mục tiêu duy nhất, mà chỉ 2 trong nhiều mục tiêu mà cộng đồng chúng ta cần quan tâm và thực hiện.



Như chúng ta biết, đóng góp vào sinh hoạt chính trị địa phương hay trung ương là một thực tế và nhu cầu để chúng ta phục vụ cho cộng đồng nơi ta cư ngụ. Và điều ấy còn trực tiếp hỗ trợ cho cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại cũng như quốc nội. Ngoài ra, tiếng nói của những dân cử hay quan chức người Mỹ gốc Việt sẽ là tiếng nói có trọng lượng trực tiếp hỗ trợ cho đồng bào ta tại quốc nội chống lại bọn xâm lược Bắc Kinh chiếm đất dành đảo.


Điều mà chúng ta “Thề” sẽ chẳng bao giờ quên một Hoàng Sa và Trường Sa. Trong dòng suy tư ấy, có những bữa cơm chiều gia đình, khi quây quần sum họp bên mâm cơm, chợt nhớ và nghĩ rằng: chúng ta muốn nói ngàn lần tri ân với đất nước nầy, chính nơi đây đã cưu mang và cho ta cơ hội để gầy dựng gia đình mới, tạo lập đời sống mới, nuôi dưỡng con cái thành người. Vâng, bên cạnh những ưu tư hiện tại, trong chúng ta, chắc rằng mọi người cũng và sẽ không bao giờ quên được đất nước Việt Nam cho dù nhỏ bé, nhưng một đất nước gói trọn hình hài của những con người mang giòng máu Việt, trong đó ta nhớ những ngày lớn lên vui cùng gió và hát cùng trăng.



Bằng những mệnh đề thiết thực và khẳng định như những hằng số cơ bản trong vật lý lượng tử (ký hiệu h). Người Việt trẻ tuổi hôm nay, đứng trước xu thế và thời đại mới, cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng hãy mạnh dạng tham gia vào dòng sinh hoạt chính trị của Hoa Kỳ ở bất cứ cấp bậc nào. Ấy là quyết định và lựa chọn chính xác để được đóng góp và biết ơn đến đất nước Hoa Kỳ đã cưu mang chúng ta ngay từ ngày đầu tiên của 37 năm về trước, đồng thời thể hiện tấm lòng cùng trái tim đối với tổ quốc Việt Nam. Trong đó, mỗi người con Việt đều có bổn phận và trách nhiệm cũng như vinh dự mơ ước được góp phần xây dựng đất nước phú cường. Như ở trong dòng thơ Chế Lan Viên đã nói:



.. Không ai có thể ngồi yên trong đời chật



Buổi thủy triều vẫy gọi những vầng trăng



Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt



Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm



Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt



Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng…






Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Ngày cuối tháng tư/ mười hai

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Vịnh Cam Ranh: Thử Thách Và Cơ Hội (15-04-2012)
    Động Cơ Và Xúc Tác Của Con Người Do Thái (07-03-2012)
    Terhan Trước Nguy Cơ Cấm Vận (09-02-2012)
    Xung Đột Mỹ- Nga (18-01-2012)
    Đến đây rồi ở lại đây, bao giờ bén rể xanh cây “cũng chẳng về”. (13-12-2011)
    Yếu Tố Tất Yếu Của Hoa Kỳ Tại Châu Á Thái Bình Dương (13-11-2011)
    Ảnh hưởng kích cầu và những thách thức cho nền kinh tế Việt Nam (10-10-2011)
    Những Thử Thách Có Thể Liên Quan Đến Hệ Thống Ngân Hàng Việt Nam (18-09-2011)
    Voice & Vote (14-07-2011)
    Mission Accomplished? (09-06-2011)
    Ngã rẽ mới trong chủ thuyết Obama (25-05-2011)
    Lá thư chủ nhiệm (12-05-2011)
    Thử nhìn lại Dương Văn Minh Kẻ Có Công Hay Người Có Tội. (25-04-2011)
    Hành Lang Sau Cùng Của Gadhafi’s (08-04-2011)
    Vị trí Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Mỹ (08-03-2011)
    Những Cái Rất Vô Cùng Hay Điều Nghịch Lý Của Bắc Kinh  (01-03-2011)
    Wikileaks và quyền tự do thông tin (22-02-2011)
    Sự ma sát trên những hải trình biển Đông (12-01-2011)
    Sức bật cơ hữu và vận hội mới để chuyển mình cho Việt Nam (16-12-2010)
    Nội Lực Dân Tộc (16-12-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152750640.